Hotline 0975.974.609
0
No products in the cart.

Welcome to Star Auto!

7 giải pháp thông gió nhà xưởng phổ biến nhất

Th03 12, 2022 / Theo Thuận Thiên / in Tin tức - Sự kiện

1. Giải pháp thông gió tự nhiên cho nhà xưởng

Thông gió tự nhiên là phương pháp lưu thông không khí nhờ lực của gió hoặc sự chênh lệch giữa áp suất không khí. Đây là giải pháp thông gió nhà xưởng đơn giản nhất, tốn ít chi phí nhất nên được sử dụng khá phổ biến. Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều cách khác nhau như: lá sách thông gió, giếng trời, lỗ thông hơi, cửa sổ…

Nhưng do phụ thuộc hoàn toàn vào hướng gió, thời tiết và các điều kiện tự nhiên nên phương pháp này chỉ phù hợp với nhà xưởng có quy mô, diện tích vừa và nhỏ. Ngoài ra giải pháp thông gió này phù hợp cho nhà xưởng thuộc ngành nghề sản xuất nhiều bụi bẩn như gia công, sản xuất gỗ, chế tạo máy…

Ưu điểm:

• Không sử dụng điện năng trong quá trình vận hành hệ thống.
• Chi phí đầu tư hệ thống thấp do không sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại.
• Không gây ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm:

• Hiệu suất truyền gió không cao.
• Bị ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên.

2. Thông gió nhà xưởng bằng quạt thông gió mái

Gió tươi liên tục di chuyển vào không gian bên trong và phân bố đều khắp nhà xưởng nhờ lực hút của hệ thống quạt được lắp đặt trên mái. Đồng thời đẩy không khí ô nhiễm ra ngoài qua cửa sổ, lam gió. Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều loại quạt như quạt hút mái, quạt hướng trục, quạt ly tâm…

So với giải pháp thông gió nhà xưởng tự nhiên, hiệu quả của thông gió bằng quạt mái cao hơn nhưng chỉ phù hợp với xưởng sản xuất, nhà kho và những khu vực sản xuất có mức độ tỏa nhiệt cao.

Ưu điểm:

• Quạt thông gió mái được cấu tạo từ các loại vật liệu có độ bền cao, khả năng han gỉ thấp như thép sơn tĩnh điện, inox… nên có tuổi thọ cao, chống chịu tốt với các tác động của môi trường, thời tiết xung quanh.
• Chi phí đầu tư ban đầu thấp.

Nhược điểm:

• Lưu lượng gió sinh ra trên một thiết bị thấp, hiệu quả không nổi bật.
• Công đoạn tính toán lưu lượng gió cần cung cấp để tính toán số quạt và loại quạt khá tương đối mất nhiều thời gian.

3. Thông gió cho nhà xưởng bằng quạt công nghiệp di động

Nhờ sử dụng quạt công nghiệp di động mà luồng không khí được trao đổi ra vào nhà xưởng liên tục nhằm điều hòa nhiệt độ, độ ẩm, mức ô nhiễm không khí. Tạo nên môi trường thông thoáng, tự nhiên nhưng vẫn tiết kiệm chi phí.
Hiện nay có rất nhiều loại quạt công nghiệp di động khác nhau để đáp ứng nhu cầu thông gió nhà xưởng như: quạt sàn, quạt treo tường, quạt cây, quạt trần…
Với ưu điểm cơ động dễ dàng, quạt công nghiệp đang là một trong những giải pháp thông gió cho nhà xưởng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Dựa vào đặc điểm, quy mô và diện tích mà nhà xưởng lựa chọn số lượng quạt thông gió phù hợp nhất.  Thông thường giải pháp thông gió này phù hợp sử dụng cho hầu hết các loại nhà xưởng, trong đó đặc biệt phải kể đến các nhà xưởng với đặc điểm nhiều bụi bẩn, tỏa nhiệt cao như sản xuất gỗ, gia công, chế tạo máy…

Ưu điểm:

• Lưu lượng gió sinh ra lớn, gió được truyền đi xa.
• Sử dụng được trong đa dạng các loại nhà xưởng khác nhau.
• Cấu tạo đơn giản, sử dụng dễ dàng.
• Linh hoạt, dễ di chuyển

Nhược điểm:

• Có tiếng ồn lớn.
• Vị trí gần quạt thường phải chịu sức gió quá lớn.
• Tiêu tốn nhiều chi phí điện năng.

4. Giải pháp thông gió nhà xưởng bằng quạt gắn tường

Quạt gắn tường là giải pháp thông gió cho nhà xưởng bằng cách sử dụng thiết bị thông gió được gắn trên tường nhà xưởng, không lấn chiếm không gian. Với thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, động cơ vận hành êm ái quạt gắn tường không sinh ra tiếng ồn, giúp công nhân viên làm việc thoải mái hơn.
Hiện nay, quạt gắn tường là giải pháp thông gió cho nhà xưởng được ưa chuộng sử dụng tại những khu vực không khí không thể tự lưu chuyển được như: văn phòng, khu vực vệ sinh, nhà xưởng kín… Hệ thống có thể áp dụng được tại đa dạng các nhà xưởng với các lĩnh vực hoạt động khác nhau như: xưởng dệt may, xưởng sản xuất gỗ, xưởng lắp ráp linh kiện…

Ưu điểm:

• Không khí được lưu thông tốt.
• Giảm độ ẩm về mức cần thiết.
• Thiết kế nhỏ gọn dễ dàng lắp đặt.
• Công suất thông gió lớn.
• Quạt gắn tường có màng chắn lưới ngăn cản bụi bẩn giúp hệ thống quạt hoạt động tốt hơn, bền hơn.

Nhược điểm:

• Thường được lắp đặt cố định trên cao. Do đó, sử dụng quạt gắn tường gây sự bất tiện cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa sau này.
• Kém linh động do không thể luân chuyển sử dụng cho các khu vực khác nhau nếu cần thiết.

5. Thông gió cho nhà xưởng bằng hệ thống Cooling Pad

Đây là giải pháp thông gió nhà xưởng sử dụng máy bơm để tưới nước liên tục từ đỉnh của tấm Cooling Pad cho đến phần dưới cùng thông qua các đường vân lượn sóng ở giữa nhằm tạo thành tấm màng nước. Không khí khi xuyên qua tấm màng nước sẽ nhanh chóng bị làm lạnh bởi nước và trở thành luồng không khí mát mẻ đi vào nhà xưởng.

Phương pháp này có thể ứng dụng được tại hầu hết các loại nhà xưởng khác nhau. Tuy nhiên, do khả năng gia tăng độ ẩm trong không khí, hệ thống Cooling Pad không phù hợp với nhà xưởng của một vài lĩnh vực như: hóa chất, điện tử, thực phẩm…

Ưu điểm:

• Hiệu suất làm mát nhanh.
• Tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành cho doanh nghiệp do không sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại.

Nhược điểm:

• Làm độ ẩm trong không khí tăng cao

6. Giải pháp thông gió nhà xưởng bằng hệ thống kênh dẫn gió

Đây là giải pháp thông gió cho nhà xưởng sử dụng quạt hút trên tường và lam gió có tấm lọc hoặc lưới lọc, đặt ở vị trí đối diện nhau. Khi quạt hút gió vận hành sẽ tạo ra sự chênh lệch về áp suất giữa hai môi trường bên trong và bên ngoài nhà xưởng. Không khí tươi sẽ tự động tràn vào kênh dẫn và được lọc sạch qua lam gió để chuyển vào nhà xưởng thay thế cho lưu lượng không khí hút ra bên ngoài.

Hệ thống kênh dẫn gió cũng được ứng dụng tại nhiều nhà xưởng khác nhau. Trong đó không thể không kể đến: nhà xưởng chế biến thực phẩm, dược phẩm, linh kiện điện tử…

Ưu điểm:

• Chi phí đầu tư lắp đặt không quá cao.
• Cơ chế hoạt động dễ dàng nhờ việc kích hoạt gió.
• Giảm tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường do đa phần sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên.

Nhược điểm:

• Khó khăn trong quá trình tính toán và lựa chọn loại quạt, số lượng quạt cần sử dụng cho nhà xưởng.

7. Thông gió nhà xưởng bằng hệ thống điều hòa Chiller

Hệ thống điều hòa Chiller là một giải pháp thông gió cho nhà xưởng sử dụng hệ thiết bị làm lạnh nước công nghiệp. Hệ thống làm mát và tạo ra hơi nước có nhiệt độ trong khoảng từ 6℃ đến 30℃. Áp dụng quá trình bay hơi của nước (từ lỏng sang khí) thu lưu lượng gió nóng xung quanh không gian làm việc trong nhà xưởng lại và làm lạnh chúng. Khí lạnh sẽ được phân bố đều đến những khu vực cần sử dụng.

Thông gió nhà xưởng bằng hệ thống điều hòa Chiller chỉ được áp dụng tại các nhà xưởng có không gian kín với quy mô sản xuất lớn. Do chi phí đầu tư ban đầu rất lớn và diện tích sử dụng để lắp đặt hệ thống có thể lên đến hàng trăm mét vuông.

Ưu điểm:

• Hệ thống có công suất làm lạnh lớn giúp nhiệt độ có thể giảm sâu. Do đó, có thể chỉ cần sử dụng một hệ thống điều hòa Chiller cho cả nhà xưởng và phân chia thành nhiều khu vực khác nhau theo yêu cầu.
• Có khả năng kiểm soát được độ ẩm và nhiệt độ của từng khu vực riêng lẻ.

Nhược điểm:

• Chi phí đầu tư lắp đặt cao.
• Mức độ tiêu thụ điện năng lớn.
• Thiết kế và thi công hệ thống khá phức tạp và khó khăn, do đó doanh nghiệp nếu không chuyên thì cần phải thuê đơn vị có uy tín, chuyên môn để hợp tác.
Thiết kế và thi công hệ thống thông gió nhà xưởng không phải là việc đơn giản. Ngoài những yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì kinh nghiệm cũng là một trong các nhân tố quan trọng góp phần xây dựng một hệ thống thông gió phù hợp nhất.

THUẬN THIÊN